Để lấy được một ký trầm hương giá trị vài chục triệu đồng, người thợ phải kỳ công đục, tỉa, lần theo từng mạch dầu li ti nhằm lấy lõi trầm hương mỏng dính và thơm đặc trưng ẩn bên trong.
Xã Tiên Mỹ được ví như vương quốc của cây dó bầu và là địa phương có hộ làm nghề chế tác trầm cảnh nhiều nhất của huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Ở đây, nhiều người có thâm niên nghề gần 40 năm, người ít nhất cũng ngót nghét 10 năm.
Đang tỉ mỉ chỉ dẫn cho thợ những công đoạn khó khi chế tác trầm cảnɦ, ông Võ Hữu Chiến (53 tuổi, xã Tiên Mỹ) cho biết, ông sinh ra ở vùng quê có truyền thống trồng và chế tác cây trầm dó (hay còn gọi dó trầm, dó bầu). Gần 30 năm trước, ông được một người thầy lão luyện ở làng truyền học nghề, rồi mở cơ sở chế tác trầm hương cảnh tại nhà.
Để có nguồn nguyên liệu, ông tìm mua những vườn trồng cây dó bầu trên 10 tuổi ở địa bàn huyện. Cây dó bầu trưởng thànɦ cao trung bình 20m, đường kính 30-40cm, tán rộng 8-10m.
Sau khi mua, ông Chiến khoan lỗ tạo vết thương trên thân cây và cho thuốc tạo trầm hương vào. Loại thuốc này được chế biến riêng theo công thức khác biệt của từng cơ sở làm trầm. Cây sẽ phản ứng tạo kháng thể bao quanh vết thương và đó chính là trầm hương.
Sau hơn một năm vào thuốc, ông Chiến bứng nguyên gốc và thân cây đưa về để quanh vườn, rồi thuê nhân công tay nghề cao chế tác dần.
Tùy vào thế cây, người thợ phân đoạn trước lúc mài, đục. Để cho ra một sản phẩm trầm hương cảnh, phải thực hiện nhiều công đoạn gồm bổ, chẻ, đục, đẽo, phá, tỉa, mài và đánh bóng sản phẩm.
Phần gỗ màu trắng mài, đục rơi ra sẽ được phơi nắng và nấu tinɦ dầu, hoặc xay lấy bột làm nhang. Trầm hương (phần gỗ màu đen) để nguyên cây hoặc cắt từng miếng nhỏ bán ra thị trường.
Còn một cách tạo trầm khác, sau khi lột vỏ cây dó bầu sẽ lấy phần thuốc quét lên thân cây. Một năm sau, lớp thuốc ngấm dần tạo lớp trầm mỏng quanh thân cây, người ta mới lấy về tỉa trầm.
“Nghề đẽo, tỉa trầm cần tính kiên trì, tỉ mỉ và cẩn thận mới cho ra sản phẩm đẹp, chất lượng. Đặc biệt, lớp trầm khá mỏng, các đường dẫn dầu li ti như “mạch máu” nên rất khó, và giá của mỗi ký trầm vài chục triệu đồng, nên sơ sẩy tí thì mất tiền như chơi”, ông Chiến chia sẻ.
Mỗi năm cơ sở ông Chiến bán ra thị trường khoảng 300 cây trầm hương cảnh và vài tấn nguyên liệu làm nhang, nấu tinh dầu. Giá trầm cảnh tùy theo loại, từ 300 nghìn đồng đến vài triệu đồng cho loại nhỏ; loại lớn và trầm xuất khẩu có thể lên đến vài chục triệu đồng.
Theo ông Chiến, trước kia trầm hương bán khá đắt hàng ở thị trường nước ngoài, đặc biệt tại Trung Quốc. Nhưng từ sau dịch Covid-19, công việc xuất khẩu có phần hạn chế. Mấy năm nay, thị trường trong nước cũng chuộng mặt hàng này, nhưng không bằng trước dịch.
Ngoài đem lại lợi nhuận cho những chủ cơ sở chế tác trầm, nghề tỉa trầm còn tạo việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương. Mức lương trung bình từ 200 nghìn đồng/ngày là khoản thu nhập khá với người dân ở đây.
Bà Nguyễn Thị Hồng (47 tuổi, xã Tiên Mỹ) có hơn 20 năm kinɦ nghiệm trong nghề chế tác trầm cảnh. Theo bà Hồng, công đoạn tỉa trầm là khó nhất, vì càng vào sát mạch trầm thì người thợ càng phải nhẹ tay.
Các sản phẩm có giá trị từ vài trăm đến vài chục triệu tùy theo kích thước. Trầm tự nhiên thường có giá gấp 10 lần trầm nhân tạo. Một năm sau thì mang về đẽo lấy phần lớp ngoài đã tạo trầm. Những miếng gỗ có trầm sẽ được tỉ mẩn loại bỏ các lớp gỗ thừa, chừa lại phần có trầm.
- Bắc Giang: Nuôi chim cu gáy Thái Lan kiểu gì mà anh nông bán 300.000-1 triệu/cặp?
- "Bi kịch" của những người trẻ không mua được nhà
- Chú rể báo cảnh sát khi phát hiện vợ là đàn ông sau 12 ngày kết hôn
- "Ám ảnh" hàng xóm ồn ào từ nhà mặt đất lên chung cư
- Xây núi khổng lồ trên sân thượng chung cư, ông bác sĩ điên rồ vấp phải sự phản đối và phẫn nộ lớn từ người dân và chính quyền