Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
113 lượt xem

Ôm đất cứ nghĩ mình giàu, nhưng thị trường "đóng băng" là lao đao, phá sản

Với tốc độ leo thang của giá nhà đất, chỉ cần ôm đất là trở nên giàu có, nhưng chuyện không đơn giản như vậy. Cứ mỗi lần đóng băng là có chừng đó số người lao đao, phá sản.

Khi cuộc chơi chứng khoán và cuộc chơi ngân hàng nở rộ, cũng là lúc mà hai loại hình này ồ ạt mở chi nhánh, thuê văn phòng. Đây được coi là cơ hội vàng cho những nhà kinh doanh và đầu cơ bất động sản.

Trước hết, những người sở hữu bất động sản có vị trí đẹp bỗng dưng có cơ hội mát mặt theo mưa. Rồi nữa, những tay mới trúng mánh hào phóng vung tiền tậu nhà tậu đất, khiến thị trường bất động sản đang đóng băng bỗng bừng tỉnh.

Sau mỗi cơn sốt, thị trường bất động sản lại tái lập mặt bằng giá mới, cao hơn mặt bằng cũ. Cứ mỗi lần sốt, có hàng ngàn người sở hữu đất hân hoan. Họ bán đi lấy tiền rồi lại ôm đất với hi vọng lãi hơn. Rồi đùng cái, thị trường tụt dốc, thanh khoản kém, những người ôm đất hét bán với giá cao nhưng chẳng ai mua.

Chung quy, đây vẫn chỉ là cuộc chơi của các ông lớn thuộc nhóm lợi ích trên lưng của nông dân. Mảnh đất thấm mồ hôi, nước mắt và thậm chí cả máu xương của nhiều thế hệ nông dân đã bị các ông mang tung hứng cho nhau để kiếm lợi bằng đủ thứ danh xưng mỹ miều, và giờ có một số kẻ mắc cạn trên sân chơi này…”
Cũng có nhiều doanh nghiệp trong giai đoạn trước đây đã kiếm tiền rất nhiều và rất dễ từ bất động sản nên tham vọng mở rộng đầu tư trong lĩnh vực này bằng cách lấy tiền lãi của dự án đã bán để đầu tư tiếp vào các dự án khác, nhưng trong bối cảnh hiện nay không có tiền để đầu tư nhiều dự án cùng một lúc nên buộc phải tìm cách bán bớt một số dự án.

Đây vẫn chỉ là cuộc chơi của các ông lớn thuộc nhóm lợi ích trên lưng của nông dân (Ảnh minh họa)

Đợt này sẽ có nhiều đại gia BĐS vỡ nợ như chơi, kéo theo là một loạt ngân hàng không có lực!” “Ở nước ngoài thì một người có mức thu nhập trung bình đi làm 5-10 năm là mua nhà được. Còn ở TP. HCM là bao nhiêu chục năm và ở Hà Nội là bao nhiêu chục năm? Biết khi nào BĐS ở Việt Nam mới trở về giá trị thực? Các đại gia BĐS vẫn là kẻ ăn bẫm mà lại kêu cứu”

Bài viết cùng chủ đề: