Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
2352 lượt xem

Ninh Bình: Cho cua biển ăn ở trong hộp nhựa, chưa đến lứa thương lái đã đặt mua, ông nông dân lãi to

Theo anh Duy, mỗi con cua sẽ được nuôi riêng trong một hộp nhựa riêng để tránh ăn thịt lẫn nhau và thu hẹp mô hình để dễ quản lý

Nuôi cua biển trong hộp có một vài điểm khác biệt với nuôi cua ngoài đầm. Quá trình cho cua ăn ở đầm sẽ tiết kiệm thời gian hơn, nuôi cua trong hộp nhựa sẽ phải thả thức ăn vào từng hộp cho cua ăn.

Anh Phạm Văn Duy (trú tại Thôn Tiền, xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình) là người đầu tiên triển khai nuôi cua trong hộp nhựa tại tỉnh Ninh Bình.

Mô hình nuôi cua hộp nhựa của anh Duy bắt đầu chỉ với 50 hộp nhựa nuôi thử nghiệm. Sau 1 năm vừa nuôi, vừa học hỏi kinh nghiệm và tự mày mò, hiện nay anh Duy đã mạnh dạn nhân rộng mô hình với 540 hộp nhựa, đồng thời đầu tư hệ thống lọc thải chuyên nghiệp với chi phí hơn 300 triệu đồng.

Theo đánh giá của anh Duy, hệ thống công nghệ cao nuôi cua biển trong nhà có ưu điểm nổi bật là không cần nhiều lượng nước đầu vào nhờ nguyên lý tuần hoàn, sục khí tạo ôxy. Khi đưa nước vào hộp nuôi cua, thức ăn thừa và chất cặn bẩn thải ra và đi qua hệ thống lọc thô, sau đó ra bể vi sinh và hệ thống khử khuẩn bằng tia UV.

Những vi sinh sống nhờ hạt nhựa kaldnes có vai trò như san hô để lọc thức ăn thừa và chất thải giúp môi trường sống của cua được sạch hơn. Nhờ vậy, nguồn nước trong mô hình được tái sử dụng tới 99,5% giúp hải sản nuôi tỉ lệ sống cao, năng suất tăng, không gây ô nhiễm môi trường.

“Nuôi cua biển trong hộp có một vài điểm khác biệt với nuôi cua ngoài đầm. Quá trình cho cua ăn ở đầm sẽ tiết kiệm thời gian hơn, nuôi cua trong hộp nhựa sẽ phải thả thức ăn vào từng hộp cho cua ăn. Mỗi ngày cua sẽ ăn 2 bữa, vì chúng có tập tính hoạt động về đêm nên bữa chính là bữa tối. Thức ăn của cua là thức ăn tươi như ngao, tôm, ốc, hến cắt nhỏ” – anh Duy chia sẻ.

Theo anh Duy, mỗi con cua sẽ được nuôi riêng trong một hộp nhựa riêng để tránh ăn thịt lẫn nhau và thu hẹp mô hình để dễ quản lý, tránh nhiễm bệnh chéo. Hộp nuôi cua được xếp thành nhiều gian tầng khác nhau, đánh số thứ tự và ghi chép hằng ngày về hiệu quả chăm sóc ở vỏ hộp. Sau khoảng từ 20 – 40 ngày, cua bắt đầu cho thu hoạch, khi đó đạt khoảng 4 con/kg.

“Cua trong hộp không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tự nhiên. Để cua sống trong môi trường nhiệt lý tưởng là 28 độ C thì tôi có máy nâng nhiệt để đảm bảo nhiệt độ chuẩn trong thời tiết bất kể đông, hè.

Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình nuôi cua đã cho doanh thu trên 150 triệu đồng/năm. Với những thành công bước đầu mà mô hình đem lại, trong tương lai, anh Duy dự định mở rộng mô hình hơn nữa, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Từ việc nguồn lợi hải sản trên biển cạn kiệt, anh Nguyễn Bửu Lộc ở ấp Rạch Tràm, xã Bãi Thơm, TP Phú Quốc chuyển sang nuôi cua biển trong hộp nhựa mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Anh Lộc tận dụng mé sông có cây đước rồi bao lưới xung quanh. Sau đó, đóng thêm khung cây cố định rồi thả nuôi cua biển trong hộp nhựa (mỗi hộp nhựa nuôi một con cua). Thức ăn cho cua biển là cá mồi (cá nhỏ). Chỉ cần cho ăn 2 lần/tuần là cua biển lớn nhanh, ít hao hụt.

“Ở sông Rạch Tràm này có cua biển sống nên vợ chồng tôi bàn với nhau đi bắt cua con rồi đem về nuôi thử nghiệm. Ban đầu, tôi nuôi khoảng 100 con và đạt hiệu quả. Đầu năm 2023 đến nay, tôi đầu tư thêm tiền mua hộp nhựa (25.000 đồng/hộp) về nuôi được khoảng 1.500 con cua biển”, anh Lộc nói.

Anh Lộc đã xuất bán ra thị trường khoảng 500 con cua biển thương phẩm. Thương lái vào tận nhà anh thu mua với giá 300.000 – 500.000 đồng/kg (tùy kích cỡ 3 – 6 con/kg). Giá bán cua hấp dẫn này, anh Lộc thu về lợi nhuận hơn 60%, sau khi trừ đi chi phí.

Anh Lộc dự định tới đây sẽ mua thêm 4.000 – 5.000 hộp nhựa rồi mở rộng mô hình nuôi cua biển này. Ngoài cua biển, anh còn nuôi thuần dưỡng ghẹ xanh để nâng cao thu nhập cho gia đình.

Bài viết cùng chủ đề: