Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
118 lượt xem

Cần Thơ: Tỷ phú lộ bí quyết nuôi loài cua đinh khổng lồ trong bể nhỏ gọn thu lãi 800 triệu/năm

Trại cua đinh của anh Trần Minh Quan (43 tuổi, ngụ tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, Cần Thơ) được xây bể xi măng nên tiết kiệm diện tích và chủ động các khâu chăm sóc nên tỷ lệ đẻ trứng và ấp nở rất cao. Mỗi năm anh Quan thu lợi nhuận gần tỷ đồng từ bán con giống và thương phẩm.

Trang trại của anh Quan được thiết kế khá đặc biệt, rộng gần 1.000m2, trong đó khu nuôi cua thịt và cua sinh sản có diện tích 600m2. Thay vì làm bể xi măng xây trên mặt đất, anh Quan đào hầm cho cua đinh ở rồi xây từng hộc để ghép cặp cho cua đinh sinh sản (mỗi hộc 4 cái, 1 đực). Cách thiết kế trang trại khá giống ao nuôi cá nhưng toàn bộ đều xây bằng bê tông kiên cố để ngăn cua đinh đào hang chui đi.

Anh chọn phương án xây bể là để tiết kiệm công thay nước và vệ sinh. Mực nước trong bể cao khoảng 7 tấc. Nhờ dòng nước thủy triều lên xuống mà nước trong bể luôn được làm sạch tự nhiên, cua ít nấm bệnɦ hẳn. Mỗi cua đinh cái có thể đẻ từ 3 đến 4 ổ. Số lượng trứng tăng theo độ tuổi của cua đinh cái, dao động từ 7 đến gần 20 trứng.

Sau khi cua đinh đẻ trứng ở hộc cát xong anh Quan tiến hành lựa ra. Trứng nào có trống thì ấp riêng trong thau, ấp trong 105 ngày trứng mới nở, sau đó nuôi tiếp khoảng 45 ngày để đạt kích cỡ 5 cm/con thì xuất bán cua giống. Lúc cua đinh còn tơ, tỷ lệ nở chỉ đạt 50%. Về sau, khi nắm được kỹ thuật, anh Quan có thể cho ấp đạt trên 95%.

Kỹ thuật nuôi trong bể xi măng:

Cua đinh là loài ăn tạp thiên về động vật, thức ăn của chúng là động vật còn tươi sống như: Tôm, cá tạp, giun, ếch nhái, các loại phụ phế phẩm của lò mổ, thịt động vật kém phẩm chất, giun đất, cá tép khô… hay thức ăn chế biến. Cua đinh có tính chống chịu rất cao, ít bệnɦ tật, tăng trưởng rất nhanh sau 1 năm tuổi.

Người nuôi cần chọn mua con giống ở các trại nuôi sinh sản có đăng ký và nguồn gốc rõ ràng. Mặc khác trước khi nuôi, người nuôi cần đăng ký với cơ quan quản lý nông nghiệp tại địa phương và được cơ quan có thẩm quyền khảo sát, thẩm định và cấp giấy phép.

Để nuôi cua đinh thành công, cần chú ý một số giải pháp như sau: Chọn địa điểm xây dựng bể có nền đất cứng, nơi yên tỉnh ít người qua lại, có ánh sáng mặt trời chiếu vào bể và gần nguồn nước sạch không nhiễm phèn, mặn. Bể được xây chắc chắn bằng các vật liệu: Xi măng, gạch, cát, đá, sắt, có rào lưới kẽm bên trên. Bể hình chữ nhật, kích thước tùy vào điều kiện hộ nuôi, giữ được mực nước từ 0,8-1,0 m. Có hệ thống cấp, thoát nước hoàn chỉnh. Bố trí lớp cát dưới đáy bể dày 10-30 cm, sử dụng cát sạch, loại bỏ đá và vật cứng.

Nguồn nước nuôi cua đinh có thể sử dụng nước máy, nước sông hoặc nước ngầm để nuôi, nước phải trong, sạch không bị nhiễm phèn mặn hoặc chứa các hóa chất độ𝔠 hại khác. Mực nước trong bể nuôi từ 0,8 – 1 m, pH từ 7,5 – 8,5.

Khi nuôi cần lưu ý chọn giống cua đinh giống kích cỡ đồng đều, không bị đóng rong, không dị tật, hoạt động nhanh nhẹn. Trọng lượng từ 50-80 g/con. Khi tiến hành thả lúc đầu có thể thả với mật độ 30 con/m2, thời gian sau đó khi cua đinh tăng trưởng sẽ tiến hành san thưa, đến khi đạt kích cỡ 3-5 kg/con tương ứng với mật độ 2-4 con/m2 là thích hợp.

Trong quá trình nuôi cần định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, khí độ𝔠 để có biện pháp can thiệp kịp thời;

Chỉ tiêu môi trường nước: Nhiệt độ 26 – 320C; pH từ 7,5 – 8,5; độ trong từ 30 – 40 cm; NH3 < 0,2 mg/l; NO2 < 0,1 mg/l;

Bể nuôi cua đinh được che mát 50 – 70%, định kỳ thay nước 30% nước để tạo môi trường tốt giúp cua đinh phát triển nhanh;

Hàng tháng thu mẫu, cân trọng lượng để tính mức độ tăng trọng và kiểm tra tình hình sức khỏe cua đinh;

Định kỳ hàng năm tiến hành xịt rửa lớp cát ở nền đáy để hạn chế ô nhiễm do chất hữu cơ tích tụ hoặc có thể thay lớp cát mới.

So với ba ba thì cua đinh ăn ít, mỗi ngày anh Quan chỉ cho cua đinh ăn vào buổi sáng. Thức ăn chủ yếu là ruột vịt, cá vụn. Dù trải qua 2 năm dịch bệnɦ nhưng cua đinh vẫn giữ mức giá khá cao trên thị trường. Cua đinh giống có giá 400.000 đồng/con, cua thịt giá từ 600.000 đồng/kg (chủ yếu bán cho nhà hàng).

Do nhu cầu thị trường rất cao nên nuôi cua đinh cho hiệu quả khả quan. Mỗi năm anh Quan xuất khoảng 1.800 con cua đinh giống ra thị trường, phân phối ở các tỉnh miền Tây. Trừ hết chi phí mỗi năm anh lãi từ 700 – 800 triệu đồng.

 

Bài viết cùng chủ đề: