Nếu muốn con có một tương lai thành công thì có một số việc cha mẹ cần xây dựng nền tảng và trao cho con từ thời thơ ấu.
Rèn luyện văn hóa đọc
Đọc sách giúp nâng cao kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết. Ngoài ra, đọc sách còn rèn luyện cho chúng ta tính cách điềm đạm, sự chăm chỉ, cần thận. Trước những lợi ích to lớn ấy, các bậc phụ huynh cần chú ý trau dồi thói quen đọc sách cho con ngay từ khi còn nhỏ. Điều này giúp trẻ đạt hiệu quả cao trong học tập.
Để khuyến khích con hình thành văn hóa đọc, cha mẹ nên trở thành tấm gương sáng để con noi theo. Từ kiến thức hữu ích trong sách, chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báo, tránh đi đường vòng trong cuộc sống. Vì thế, cha mẹ đừng tiết kiệm tiền bạc trong việc mua sách cho con. Kể cả khi điều kiện kinh tế không tốt, hãy đưa con đến thư viện để trải nghiệm những giây phút thú vị khi chìm đắm vào trang sách.
Cha mẹ luôn đồng hành cùng con
Sự đồng hành của cha mẹ trên chặng đường trưởng thành của trẻ quả thật rất cần thiết. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ về cả thể chất và tâm hồn. Đứa trẻ sinh ra được nuôi nấng trong sự yêu thương sẽ có một tuổi thơ đẹp, yên bình. Trẻ được dạy dỗ cẩn thận sẽ hình thành tính cách tốt, có phẩm chất, đạo đức. Trên chặng đường trưởng thành, trẻ rất cần sự đồng hành của cha mẹ.
Dạy cho con lòng biết ơn
Biết ơn người dạy dỗ và dìu dắt chúng ta nên người là bài học đầu tiên về truyền thống tôn sư trọng đạo. Đặc điểm tâm lý của trẻ từ 0 – 2 tuổi vốn chỉ biết tập trung vào những nhu cầu của riêng mình còn việc nhận thức về những giá trị đạo đức còn rất hạn chế. Từ 2 tuổi trở lên, bé mới có thể bắt đầu hiểu được “cho” và “nhận” là một phần quy luật tự nhiên của mọi vật. Cha mẹ định hướng trẻ lòng biết ơn thầy cô là điều nên làm, dạy trẻ từ những điều cơ bản, lễ phép với thầy cô, giải thích vai trò, tầm quan trọng và sự yêu thương của thầy cô, lúc ấy trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận một cách tự nguyện.
Đức tính tự lập là một điều cần được giáo dục từ sớm
Có được đức tính này sẽ giúp con mạnh mẽ hơn, sẵn sàng cho mọi thử thách trong cuộc sống. Bạn hãy rèn luyện cho trẻ sự chủ động, giúp trẻ ý thức được những điều cần làm và những điều không nên làm để có thể tự tìm hiểu, vượt qua những khó khăn.
Trong học tập, hãy dạy trẻ những kĩ năng tự đến trường. Trẻ có thể đi bộ, đi xe bus, hoặc tự đạp xe đến trường học. Ban đầu hãy cứ đi theo để đảm bảo rằng con đi lại và chạy xe an toàn, cũng như quen thuộc mọi đường đi. Dạy con những kĩ năng tự bảo vệ cho bản thân, như: cho con học thêm các môn võ thuật hoặc những chiêu thức phòng vệ. Mặt khác với bài tập về nhà hãy để con tự làm, tự tìm hiểu những kiến thức mới lạ về bài học.
Trong cuộc sống, cha mẹ đừng ngần ngại giao cho con việc quản lý chi tiêu của chính mình. Cho con tự tiết kiệm một khoản tiền nhỏ và cùng con lập ra kế hoạch tiêu dùng phù hợp. Với công việc nhà phân chia hợp lý cho từng thành viên, cho con chọn trước những việc con muốn làm. Đó là những cách để giúp con có tính tự lập.
- Quảng Ngãi: Đường nát bét vì gánh 3 dự án thủy điện
- “Gái nhờ phúc cha, trai nhờ đức mẹ”: 4 đặc điểm con trai được thừa hưởng từ người mẹ
- 7 lỗi lầm khi nuôi dạy con cái khiến cha mẹ nuối tiếc nhất lúc về già
- Mảnh ghép để Hà Nội có 100km metro vào 2030
- Tôi thà ở thuê sống hưởng thụ hơn mua nhà rồi "còng lưng" trả nợ