Đang làm Giám đốc chi nhánh một công ty, anh Trần Văn Luân (Phụng Hiệp, Hậu Giang) quyết định nghỉ việc về quê nuôi ốc bươu đen.
Ốc bươu đen hay còn có tên gọi khác là ốc nhồi, là đối tượng không còn xa lạ với người dân chúng ta.
Trước đây trong tự nhiện thường được bắt gặp ở các vùng ao hồ nước ngọt, đồng ruộng, tuy nhiên hiện nay do khai thác quá mức, môi trưởng ô nhiểm, bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nên lượng ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều; thay vào đó là những mô hình nuôi ốc và sinh sản nhân tạo ngày một phát triển và đã mang lại lợi nhuận cao cho người dân.
Với kỹ thuật nuôi tương đối đơn giản, chi phí đầu tư thấp, không tốn quá nhiều thời gian chăm sóc và đầu ra thị trường rộng lớn là một trong những ưu điểm của mô hình này.
Hiện nay phong trào nuôi ốc bươu đen đã và đang nhân rộng ở nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Châu Thành, nhằm góp phần phát triển kinh tế gia đình. Xuất phát từ mô hình trên vào khoảng tháng 5 năm 2020, hộ anh Võ Kim Vương Tân – ngụ ấp Đông Lợi A, xã Đông Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang bắt đầu học hỏi thông qua báo đài và nông dân lân cận, tiến hành bắt ốc giống tại vườn ao xung quanh nhà để thả nuôi và tiến hành thử nghiệm kích thích cho ốc đẻ trứng rồi thu gom ấp trứng nở thành con để bán con giống cho nông dân có nhu cầu nuôi thương phẩm.
Anh Vương Tân chia sẻ, với diện tích ao khoảng 400 m2, vào năm 2020, bước đầu anh thả nuôi 100 kg ốc giống sau thời gian nuôi khoảng 6 tháng ốc bắt đầu cho đẻ trứng anh thu gom để ấp cho trứng nở bán với giá từ 350 – 500 đồng/con anh thu về trên 100 triệu đồng.
Theo kinh nghiệm của anh Vương Tân, muốn kích thích cho ốc đẻ trứng nhiều và đồng loạt, anh đã thiết kế dưới ao hệ thống phun sương để tạo mưa làm mát mặt ao từ đó kích thích ốc đẻ trứng nhiều hơn. Ngoài thức ăn tự nhiên cho ốc anh còn bổ sung thêm thức ăn công nghiệp, cũng như chú ý giữ cho môi trường nước ổn định pH. Mô hình này đã góp phần tăng thêm thu nhập kinh tế gia đình.
Đang làm Giám đốc chi nhánh một công ty, anh Trần Văn Luân (Phụng Hiệp, Hậu Giang) quyết định nghỉ việc về quê nuôi ốc bươu đen. “Tôi quyết định nuôi con vật chậm chạp này với lý do: Thứ nhất, vốn đầu tư không quá nhiều, nó phù hợp với tình hình kinh tế của mình tại thời điểm đó.
Tiếp nữa là nuôi ốc tôi có thể tận dụng các loại thức ăn sẵn có tại vườn, mình không phải tốn chi phí thức ăn hàng ngày và thức ăn của chúng thì xung quanh mình có, mình có thế tiết kiệm chi phí rất nhiều”, anh Luân chia sẻ.
“Nói chung là nuôi ốc có rất nhiều ưu điểm như đầu tư vốn khá ít mà nuôi không mất nhiều chi phí thức ăn, thu hồi vốn khá nhanh. Vì vậy, tôi không phải thiếu nợ ai, tôi thấy mình thật may mắn khi lựa chọn nuôi con vật này”, anh chia sẻ.
Sau 3 năm, diện tích nuôi ốc bươu đen nhà anh khoảng 2000m2 với hơn 500.000 con giống. Ban đầu, anh mua giống tại các trại giống uy tín về nuôi, sau 6 tháng ốc sinh sản, anh nhân đàn và cung cấp ra thị trường từ đó.
Hiện, anh bán cả ốc giống, ốc thương phẩm và trứng ốc. Giá ốc thương phẩm vào ngày thường khoảng 50-60 nghìn đồng/kg, còn càng về cuối năm giá càng lên cao. Ốc giống bán giá từ 300-350 đồng/con, tuỳ số lượng. Trứng ốc thời điểm này anh bán cho các hộ nuôi là 800.000 đồng/kg.
“Số lượng ốc giống bán được nhiều hay ít thì tuỳ thuộc vào thời điểm, khí hậu có thuận lợi để người nuôi thả giống không. Trung bình tháng cao điểm tôi bán 30-50kg trứng, những tháng cuối năm bán ít hơn tầm khoảng 10-15kg trứng/tháng, vì một số nơi bắt đầu lạnh không thích hợp thả giống”, anh nói.
Thời gian tới, anh sẽ cho ra thị trường khoảng 500-800kg ốc thịt, số còn lại anh giữ làm giống cho vụ sau