Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
97 lượt xem

"Nghèo vẫn hoàn nghèo" vì bán đất được một tỷ, xây nhà hết 500 triệu

Bán đất để xây nhà, phần đất canh tác còn lại không bao nhiêu, trong khi tiền đã chi cho việc xây nhà, mua tivi, xe xịn.

Bạn bè tôi ở Đồng Nai, Bảo Lộc, Bình Phước… mấy năm nay đều đi buôn đất. Ở các địa phương này giá đất bây giờ rất cao. Thậm chí một người bạn ở Đồng Nai phải ra các tỉnh khác vì không thể mua đất ở khu vực gần nhà nữa.

Đất ở các tỉnh, vùng xa bây giờ chủ yếu là đất nông nghiệp, được bán với đơn vị tính bằng hecta trở lên. Vì sao nông dân phải bán đất nông nghiệp? Lý do thứ nhất, năm nào được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa. Có năm vừa mất giá vừa mất mùa. Vậy làm nông nghiệp vừa mệt vừa lỗ, trong khi giá đất lên cao thôi thì bán cho rồi làm nông chi nữa?

Một phần, họ bán đất để có tiền trả nợ vay mua giống, phân bón.

Lý do thứ hai, người nông dân thường sống khó khăn, họ vất vả cả đời. Vậy nên thấy đất có giá, họ sẽ bán để cầm số tiền mà cả đời họ làm việc cũng không có được. Một trường hợp, vừa có tiền bán đất một tỷ, họ bỏ ra 500 triệu để xây nhà. Thật là lãng phí khi họ không còn đất đai trồng trọt, chăn nuôi để làm ra tiền lại muốn xây nhà đẹp. Tiếp theo đó, họ lại muốn có cái xe đẹp, cái tivi đẹp…

Họ muốn có cuộc sống thoải mái hơn. Thế nhưng số tiền một, hai tỷ đồng với họ là nhiều nhưng với giá cả thị trường bây giờ thì không lớn. Nếu số tiền ấy không sinh ra lợi nhuận mà để tiêu xài thì thì sẽ hết dần rất nhanh.

Sau khi hết tiền họ sẽ làm gì để sống tiếp khi không còn sức khỏe để đi làm thuê, làm mướn? Nếu có miếng đất thì chí ít họ cũng nuôi được mấy con gà, con lợn, trồng ít rau. Ở quê như vậy là đủ.

Để sốt đất tăng cao bất thường có hại nhiều hơn có lợi, người có tiền dư dả mua đất thì chẳng sao nếu giá đất đứng im. Người vay mượn để lướt sóng lại điêu đứng vì khó bán. Người làm nông nghiệp thấy lợi trước mắt bán đất ôm một cục tiền, véo ra tiêu xài dần dần đến lúc hết không biết làm gì.

Lúc đó lại nghèo thêm.

 

Bài viết cùng chủ đề: