Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
123 lượt xem

Những tỷ phú tiết lộ tuyệt chiêu thuần hóa loài đặc sản sang chảnh bằng cháo gà, khi xuất chuồng có giá bán tới 2 triệu đồng/kg

Trước nhu cầu thị trường, nhiều nông dân đã năng động thuần hóa loại đặc sản đang được săn lùng ráo riết tại các nhà hàng với sự cho phép của cơ quan chức năng. Loại vật nuôi đặc sản này cũng sang chảnh, thức ăn phải là cháo ninh nhừ với thịt gà, chuối, thanh long… Khi xuất chuồng có giá bán tới 2 triệu đồng/kg, nhiều nông dân thu về tiền tỷ.

Thu lãi 2 tỷ đồng nhờ nuôi chồn mốc

Loài đặc sản được nhiều người quan tâm đó là con chồn mốc. Thịt chồn mốc được các thức khách ưa chuộng nên luôn có giá cao. Một kg thịt chồn mốc tương đương với 20kg thịt heo. Bởi vậy, việc nuôi con chồn mốc là hướng phát triển kinh tế được nhiều nông dân quan tâm.

Tại Tuyên Quang, nhiều nông hộ đã mạnh dạn chăn nuôi chồn mốc. Nuôi loài này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa là giải pháp bảo tồn loài chồn. Trong đó nổi bật là cơ sở nuôi chồn mốc của gia đình anh Nguyễn Văn Chung ở huyện Sơn Dương.

Anh cung ninh nhừ cháo với thịt gà để bồi bổ cho chồn mốc.

Anh Nguyễn Văn Chung nuôi chồn mốc từ năm 2016. Giống anh mua từ Hà Giang, đã có xác nhận thuần hóa của cơ quan kiểm lâm.

Anh Chung xây chuồng rộng 2.000 m2 với 20 cặp giống ban đầu. Theo anh, chồn mốc phát triển tốt, thức ăn lại rẻ, dễ kiếm. Loài chồn khi sống hoang dã thì ăn các loại trái cây rừng, rắn, chuột, gà…. Nhưng khi được thuần hóa, thì anh thường cho chúng ăn cháo gà ninh nhừ (cổ gà, gà thải). Trái cây cho chồn là các loại quả như chuối, thanh long và những trái cây mà địa phương có.

Trang trại cho loài chồn mốc này cũng đơn giản, có thể làm bằng gỗ ép, gạch xây hoặc lưới thép. Chi phí anh Chung bỏ ra cho mỗi chuồng chồn là 500.000 đồng. Anh cho biết, nhờ học hỏi kỹ thuật và dốc tâm sức, đàn chồn lớn nhanh, khỏe mạnh. Sau năm đầu làm bạn với loài này, anh đã thu lại vốn. Sau đó, mỗi năm anh bán khoảng 2 tấn chồn thương phẩm và 200 con giống. Trừ chi phí, anh Chung cho biết, anh thu về khoảng 2 tỷ đồng.

Dành mười năm thuần hóa đặc sản chồn mốc 

Một người cũng rất thành công với mô hình nuôi chồn mốc là ông Lương Văn Nhân (SN 1970, thôn Nà Vài, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, Lạng Sơn). Tới nay ông đã có hơn 10 năm gắn bó với cầy vòi mốc và đã thu về cho mình cả tỷ đồng mỗi năm từ giống vật nuôi có giá nhưng cũng rất khó nuôi này.

Ông Nhân chia sẻ: Hiện nay, gia đình có 170 con chồn mốc (cầy vòi mốc) các loại (cả đực và cái với trọng lượng từ 3-7 kg/con). Từ đầu năm 2022 đến nay, gia đình tôi xuất bán được 120 con cầy vòi mốc. Trong đó có 80 con cầy giống và 40 con cầy thịt với tổng trị giá được 1,2 tỷ đồng. Trừ chi phí thức ăn, nhân công chăm sóc gia đình vẫn thu về khoảng 1 tỷ đồng. Tôi dự tính những năm tiếp theo, thu nhập sẽ ổn định, thậm chí cao hơn hiện tại do cầy đã trưởng thành, sinh sản ổn định hơn và kỹ thuật chăm sóc của gia đình cũng được nâng lên.

Để có được thu nhập như ngày hôm nay, ông Nhân cũng trải qua không ít thăng trầm. Ông Nhân nhớ lại: Từ những năm 2002, gia đình tôi đã biết đến giống cầy vòi mốc nhưng đến năm 2015, gia đình chính thức bắt tay vào nuôi. Để nuôi loài vật này, việc đầu tiên gia đình phải xin cấp phép từ cơ quan chức năng. Thời điểm ban đầu, gia đình mua 50 con cầy vòi mốc (gồm cả con đực và con cái) ở các cơ sở nuôi trong và ngoài tỉnh.

Lúc mới nuôi, do chưa có kinh nghiệm nên tình trạng cầy cắn nhau cɦết diễn ra thường xuyên. Cùng với đó, thức ăn không đảm bảo, không phù hợp dẫn tới cầy thiếu chất, cộng với một vài nguyên nhân khác khiến cho chồn mốc bị “sẩy”, số lượng cầy sinh sản ít. Thời điểm đó, gia đình vừa làm vừa lo mất trắng bởi giá một đôi chồn giống tới 20 triệu đồng.

Ông Nhân cũng đúc kết ra những bí quyết sau 10 năm nuôi chồn mốc và gặt hái những thành công.

Tuy nhiên, vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm, học hỏi giữa những người nuôi với nhau cũng như học trên các phương tiện thông tin đại chúng, dần dần, ông Nhân cũng thuần hóa và thành thục trong việc nuôi, chăm sóc đàn cầy/chồn mốc của gia đình. Đến năm 2019, gia đình ông đã gây được đàn cầy bố mẹ (gồm 50 con nái, 40 con đực và một số cầy hậu bị) sinh trưởng và phát triển dần ổn định. Sau khoảng 18 tháng, cầy sẽ bắt đầu sinh sản. Sau khi thụ tinh, khoảng 58-59 ngày cầy sinh con.

Mỗi năm đàn cầy sẽ sinh sản 1 hoặc 2 lứa, mỗi lứa từ 2-4 con. Sau 5 tháng cầy đạt trọng lượng từ 1,6-2 kg và có thể bán giống với giá khoảng 20 triệu đồng/đôi. Còn nếu bán thịt, cầy sẽ được nuôi khoảng 8 tháng, trọng lượng trên 4 kg với giá bán khoảng 2 triệu đồng/kg. Thị trường tiêu thụ con giống hay cầy thịt rộng rãi, gia đình chưa bao giờ bị rơi vào tình trạng tồn đọng.

Đến nay, đàn chồn mốc của gia đình ông Nhân đã phát triển tốt, sinh sản đều. Mỗi cặp cầy sẽ có khả năng sinh sản từ 7-9 năm mới phải thay giống (thường thì con đực được 7 năm, con cái 9 năm). Như vậy, trong một vài năm tới, gia đình chỉ cần tập trung chăm sóc đàn cầy bố mẹ và cầy con được sinh ra mà không đầu tư con giống.

Mặc dù giá trị kinh tế từ nuôi cầy vòi mốc mang lại cao nhưng theo ông Nhân, việc đầu tư ban đầu để nuôi loài vật này cũng khá lớn. Trong đó hệ thống chuồng trại xây dựng đúng kỹ thuật, vừa sạch sẽ, thoáng mát nhưng có khoảng cách đảm bảo để cầy không cắn nhau; bảo thức ăn cơ bản như cháo ngô, cháo gạo, cá, hoa quả thì trong giai đoạn sinh sản cầy cần được bổ sung thêm thịt lợn, gà, bò, trứng vịt lộn…

Còn theo anh Nguyễn Văn Chung, để nuôi con đặc sản này có hiệu quả, người nuôi cần nắm bắt một số bí quyết, đó là việc chọn con giống phải kỹ càng. Bình thường, khoảng 8 tháng, người ta đã cho chồn phối giống. Nhưng anh Chung chọn những con hơn 10 tháng tuổi mới bắt đầu nhân giống. Lý do, khi chồn “già” hơn, sẽ chăm con tốt hơn, sức khỏe sinh sản cũng tốt hơn. Với cách chăm sóc của anh, mỗi năm chồn mẹ cho ra đời từ 4-5 con. Đây là tỷ lệ sinh sản cao.

Không chỉ dễ trong khâu ăn uống, cầy vòi mốc còn có sức đề kháng tốt, ít lây bệnɦ dịch nên kỹ thuật nuôi loài vật này không quá khó. Cầy mẹ sau khi sinh sản thời gian từ 4 đến 5 tháng là có thể cho cầy vòi con tách mẹ sống độc lập. Cầy trưởng thành chỉ mất thời gian nuôi từ khi sinh đến xuất bán là từ 7 đến 8 tháng và đạt cân nặng từ 8-9kg/cá thể.

Tuy là động vật hoang dã nhưng chồn mốc được cấp phép chăn nuôi. Thịt chồn mốc rất ngon, được bán với giá hàng triệu đồng mỗi kg. Việc thuần hóa và nuôi loài đặc sản chồn mốc vừa góp phần bảo vệ loài chồn không bị săn bắt tận diệt trong tự nhiên vừa tạo sinh kế để nông dân làm giàu.

Bài viết cùng chủ đề: