Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
123 lượt xem

Yên Bái: Trồng bao nhiêu ha tre Bát Độ bán măng mà một ông nông dân lãi nửa tỷ/năm?

Ông Liêm còn luôn sẵn lòng giúp đỡ cây, con giống và chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch măng tre Bát độ cho nhiều người dân địa phương để cùng nhau vươn lên thoát nghèo.

Ông Liêm, thôn Đồng Cát, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) phấn khởi cho biết: “Tôi bắt đầu trồng tre Bát độ bán măng từ năm 2003, tính đến nay, gia đình đã trồng được hơn 20 ha, trong đó hơn 15 ha đang trong giai đoạn kinɦ doanh, diện tích còn lại mới trồng…”.

Gắn bó với cây tre Bát độ ngay từ những ngày đầu, gia đình ông Hà Văn Liêm ở thôn Đồng Cát, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) là một trong những hộ ở địa phương đang sở hữu nhiều diện tích tre Bát Độ trong giai đoạn kinh doanh. Vài năm trở lại đây, mỗi vụ bán măng gia đình ông thu nhập từ 400 – 500 triệu đồng.

Là một trong những xã trọng điểm của vùng nguyên liệu măng tre Bát độ, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên có tới 90% số hộ dân có thu nhập từ cây tre Bát độ.

Mỗi mùa măng tre Bát Độ đến cái tên Hà Văn Liêm ở thôn Đồng Cát lại được giới tiểu thương thu mua măng và người dân nhắc đến bởi không chỉ là một trong những hộ sở hữu diện tích tre Bát độ đang trong giai đoạn kinh doanh rộng, sản lượng nhiều mà còn là hộ luôn áp dụng kỹ thuật, tiêu chuẩn thu hoạcɦ nghiêm ngặt nhất.

Cũng xuất thân từ một hộ nghèo như bao hộ khác ở địa phương, để từng bước cải thiện kinh tế gia đình, ông Liêm đã mạnh dạn chuyển đổi hướng phát triển kinh tế gia đình từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung.

Năm 1990, khi Nhà nước có chính sách giao đất, giao rừng, ông Liêm mạnh dạn nhận hơn 30 ha đất đồi ở cách thôn hơn 3 km để cải tạo, khai hoang phát triển kinh tế đồi rừng và quy hoạch ao nuôi cá.

Những năm đầu, ông chủ yếu trồng cây gỗ nguyên liệu như keo, bồ đề, đến năm 2000, khi phong trào trồng quế phát triển mạnh, ông Liêm đã chuyển hơn 8 ha đất sang trồng quế.

Chưa dừng lại ở đó, năm 2003, khi huyện Trấn Yên triển khai dự án trồng tre măng Bát độ, ông Liêm đã chủ động đi tìm hiểu về loại cây trồng này cũng như đầu ra của sản phẩm.

Khi đã nắm chắc thông tin, nhận thấy cây tre Bát độ là loại cây trồng tiềm năng, phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của địa phương nên từ năm 2003 đến 2005, khi người dân vẫn còn do dự thì ông Liêm đã đăng ký đầu tư trồng được hơn 10.000 gốc tre Bát độ với diện tích đạt trên 15 ha.

Nhờ gắn bó với cây tre Bát độ ngay từ những ngày đầu mà gia đình ông giờ là một trong những hộ ở địa phương đang sở hữu nhiều diện tích tre đang trong giai đoạn kinh doanh. Vài năm trở lại đây, mỗi vụ măng gia đình ông thu nhập từ 400 – 500 triệu đồng.

Ông Liêm phấn khởi cho biết: “Tôi bắt đầu trồng măng tre Bát độ từ năm 2003, tính đến nay, gia đình đã trồng được hơn 20 ha, trong đó hơn 15 ha đang trong giai đoạn kinh doanh, diện tích còn lại mới trồng.

Niên vụ năm 2021, gia đìnɦ thu hoạch được hơn 100 tấn măng, do giá thấp nên chỉ thu về được hơn 400 triệu đồng; năm nay, cũng thu được hơn 100 tấn măng nhưng nhờ được giá mà sau khi trừ chi phí, gia đình thu về trên 500 triệu đồng; ngoài ra còn nguồn thu từ cây quế, keo, bồ đề và chăn nuôi”.

Theo kinh nghiệm của ông Liêm để chất lượng và sản lượng măng cao, ngoài chăm sóc thì kỹ thuật thu hoạcɦ măng cũng rất quan trọng. Bà con nên giữ lại những cây măng mọc xa gốc tre làm giống, thu hái những cây măng cao vừa đủ cỡ, nếu chặt non quá sẽ làm giảm sản lượng và hại cây, tỷ lệ mọc kém; già quá sẽ giảm chất lượng.

Được biết, hàng năm cùng với cây tre Bát độ, ông Liêm còn chăm sóc, khai thác tỉa 8 ha quế thu về hơn 100 triệu đồng/năm. Ngoài phát triển kinh tế đồi rừng, gia đình ông Liêm đã tận dụng vùng lòng khe trũng có nguồn nước sạch đắp làm ao nuôi cá với diện tích mặt nước rộng hơn 2 ha vừa để cải thiện trong gia đình vừa bán ra thị trường mang lại nguồn thu trên 60 triệu đồng mỗi năm.

Theo Dân Việt

Bài viết cùng chủ đề: